Chiến lược cấp kinh doanh của doanh nghiệp

1. Định nghĩa và bản chất

Chiến lược cấp kinh doanh, thường gọi tắt là chiến lược kinh doanh, tập trung vào hoạch định kế hoạch ngắn và trung hạn, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị hay bộ phận kinh doanh; đồng thời phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức (tập trung hay hỗn hợp) của doanh nghiệp. Cụ thể, chiến lược kinh doanh là cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh hay lĩnh vực khác nhau, qua đó xác định vị trí cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) hay các sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu như chiến lược doanh nghiệp gồm một tập hợp đồng nhất các hoạt động trong doanh nghiệp thì chiến lược kinh doanh tập trung vào các danh mục đầu tư kinh doanh của đơn vị kinh doanh liên quan.

Chiến lược cấp kinh doanh xoay quanh ba yếu tố trọng tâm. Thứ nhất, các nhóm khách hàng hay ai là khách hàng của doanh nghiệp cần được thỏa mãn (Who); thứ hai, nhu cầu khách hàng là gì, hay điều gì cần được thoả mãn (What), và cuối cùng liên quan đến các khả năng hay cách thức mà nhu cầu khách hàng được thoả mãn hay cách thức doanh nghiệp khai thác lợi thế cạnh tranh của mình như thế nào để phục vụ nhu cầu của khách hàng? (How)

Như vậy, hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình nhằm xác định phạm vi hoạt động của từng đơn vị kinh doanh; xác định các mục tiêu chính của đơn vị đó trong lĩnh vực hoạt động đã xác định; đồng thời áp dụng các chính sách cần thiết nhằm đạt được đạt được các mục tiêu của đơn vị đó. Hoạch định chiến lược kinh doanh là lựa chọn các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của các đơn vị kinh doanh, thiết lập điều lệ doanh nghiệp sau khi xác định phạm vi hoạt động trên thị trường, khu vực hoạt động và công nghệ áp dụng của các bộ phận kinh doanh.

2. Hoạch định chiến lược cấp kinh doanh

Các nội dung cần hoạch định gồm:

Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương.