Chiến lược cắt giảm kinh doanh là một trong ba chiến lược thu hẹp kinh doanh, dược doanh nghiệp triển khai nhằm tập trung hay chuyên môn hóa vào một hoặc một vài lĩnh vực chuyên sâu, để có thể để có thể duy trì và cải thiện năng suất cũng như lợi nhuận. Chiến lược này được thực hiện bằng cách bán hoặc tái thiết loại bỏ các mảng hoạt động khác và bổ trợ không cần thiết. Kết quả cuối cùng hướng đến là doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và cải thiện quy mô kinh tế (Palmer và cộng sự, 2009). Nhìn chung, khi doanh nghiệp thực hiện quy trình cắt giảm, sẽ giảm dòng tiền chi, từ đó nâng cao năng lực tài chính, nhờ các chi tiêu có trọng điểm và tập trung hơn. Ví dụ điển hình như tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ năm 2015 quyết định từ bỏ mảng bất động sản để tập trung vào nông nghiệp.
Các doanh nghiệp thường tiếp cận chiến lược cắt giảm kinh doanh thông qua 2 cách cơ bản. Thứ nhất là cắt giảm các khoản chi tiêu chung thông qua: giảm quy mô lao động, đóng cửa các văn phòng hoặc các chi nhánh hoạt không không hiệu quả, không đạt được mục tiêu lợi nhuận để ra; “đóng băng” các chiến dịch tuyển dụng và cắt giảm chi phí lương thưởng nhân viên. Để tập trung vào hoạt động chính, doanh nghiệp có thể lựa chọn chuyển trụ sở đến một khu vực mới thuận lợi hơn, cho phép giảm chi phí vận hành xuống mức thấp hoặc có nguồn nguyên liệu thô dồi dào, giá cả tốt hơn; nhờ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược cắt giảm thông qua thu hẹp thị trường phi lợi nhuận, thường đã trở nên bão hòa và lỗi thời vì tiến bộ khoa học và công nghệ mới xuất hiện. Cụ thể, doanh nghiệp tiến hành thu hẹp các phân khúc thị trường hoạt động không hiệu quả để tập trung nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động trên các thị trường, đã nghiên cứu và/hoặc thực tế, mang lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Thực trạng này thường diễn ra khi thị trường phi lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện chiến lược cắt giảm kinh doanh của doanh nghiệp thường gồm 5 hoạt động cơ bản:
- Tái cấu trúc (turnaround): có 2 chiến lược để thực hiện điều này. Thứ nhất, doanh nghiệp củng cố hoặc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh; và thứ hai, thực hiện cắt giảm chi phí lao động và marketing.
- Phu thuộc công ty mẹ (captive company): khi đó, doanh nghiệp lựa chọn đặt tương lai của mình phụ thuộc vào một công ty mẹ khác, ví dụ trở thành nhà cung cấp độc quyền của một tập đoàn lớn.
- Thoái vốn (divestment): Doanh nghiệp loại bỏ một mảng hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua bán, đóng hoặc loại bỏ một đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) hay một dòng sản phẩm hoặc một bộ phận hoạt động (kèm hiệu quả hoặc ngoài trọng điểm) nào đó.
- Thanh lý (liquidation): quá trình này được thực hiện tương đối đơn giản bằng cách lấy giá trị trên sổ sách của tài sản trừ đi giá trị đã khấu hao tính đến thời điểm thanh lý sẽ ra giá bán cho đối tác có nhu cầu mua lại.
- Phá sản (bankruptcy): được sử dụng khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất hoàn toàn lợi nhuận. Đây là chiến lược hợp pháp để doanh nghiệp tái cấu trúc khi tuyên bố phá sản đối với các khách hàng trung thành của mình.
10 Th7 2020
6 Th7 2020
6 Th7 2020
6 Th7 2020
6 Th7 2020
6 Th7 2020