Chiến lược thu hẹp kinh doanh cắt giảm lĩnh vực hoạt động (downscoping)

Loại hình thứ ba trong thu hẹp kinh doanh là cắt giảm lĩnh vực hoạt động (Downscoping), theo đó doanh nghiệp thoái vốn khỏi một số hoạt động, lĩnh vực hoặc thị trường hiện hữu; thường là các mảng kinh doanh tích hợp theo chiều dọc hoặc ngang chuỗi cung ứng; nhằm tái tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Hoạt động này gồm 2 quy trình chính. Đầu tiên là thoái vốn khỏi những lĩnh vực không liên quan đến hoạt động cốt lõi, nhằm giảm mức độ đa dạng hóa của doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp loại bỏ có chọn lọc nhân sự và các bộ phận không có đóng góp đáng kể vào mục tiêu chiến lược chung. Tài sản không mang lại hiệu quả cũng sẽ được tách ra tái phân bổ hoặc bán đi. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp đạt được mức đa dạng hóa tối ưu nhất, đặt mục tiêu kiểm soát chiến lược hơn là kiểm soát tài chính, từ đó giảm yêu cầu xử lý thông tin ở các cấp quản lý.

Các doanh nghiệp ở châu Âu sử dụng chiến lược cắt giảm lĩnh vực này phổ biến hơn các doanh nghiệp Mỹ. Ví dụ điển hình là tập đoàn Tata, trong nổ lực xây dựng quy trình hoạt động tập trung hơn và không phải từ bỏ quy trình sản xuất truyền thống tốt nhất, đã quyết định tái cấu trúc, chỉ giữ lại 91 trong số 250 lĩnh vực kinh doanh của mình. Ví dụ khác tại Việt Nam, tập đoàn Vingroup năm 2019 bán toàn bộ chuỗi siêu thị VinMart, và VinEco trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn hình thành từ đa dạng hóa trong chuỗi cung ứng dịch vụ trung tâm thương mại của mình. Hay như hàng Uber từ bỏ thị trường đông Nam á để tập trung vào các thị trường trọng điểm khác.