Ma trận QSPM lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp

Trên cơ sở ma trận SWOT, Wheelen và Hunger (2002) xây dựng công cụ mô thức EFAS đánh giá tổng hợp các nhân tố môi trường bên ngoài và mô thức IFAS đánh giá tổng hợp các nhân tố môi trường bên trong. Từ đó, các nhà quản trị sẽ liệt kê ra được một danh sách các chiến lược khả thi mà doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời gian sắp tới. Trong giai đoạn này, một công cụ có thể dùng để lựa chọn chiến lược đó là ma trận QSPM hoạch định chiến lược bằng phương pháp định lượng (Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM).

1. Cấu trúc và nội dung ma trận

Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) được xây dựng nhằm mục chính cho phép các nhà quản trị chiến lược so sánh và lựa chọn giữa các chiến lược khác nhau; giúp các nhà hoạch định chiến lược đánh giá khách quan danh mục các chiến lược có thể lựa chọn thông qua những phán đoán nhanh nhạy, sắc bén của các chuyên gia này. Ma trận chỉ ra chiến lược nào tối ưu tốt nhất dựa trên các yếu tố thành công cơ bản của doanh nghiệp. Tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong một tập các lựa chọn được tính toán thông qua việc xác định những ảnh hưởng cộng dồn của mỗi nhân tố thành công cơ bản bên trong và bên ngoài.

Ma trận QSPM có cấu trúc như bảng dưới đây:

Bảng 1: Cấu trúc ma trận QSPM đánh giá chiến lược

Nguồn: Wheelen và Hunger (2002)

Các yếu tố bên thành công quan trọng bên trong và bên ngoài đã được xác định được đưa vào bên trái của ma trận QSPM; và hàng trên cùng là các chiến lược khả thi có khả năng lựa chọn. Những thông được lấy trực tiếp từ mô thức IFAS và EFAS và đưa vào cột bên trái của ma trận QSPM. Ngoài cột các yếu tố thành công chủ yếu, bảng còn có cột phân loại tương ứng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE và ma trận IFE. Các chiến lược tiềm năng của doanh nghiệp được chọn khi phân tích SWOT được đặt ở hàng trên cùng của ma trận QSPM.

Từ kết quả thu được với mỗi chiến lược trong ma trận QSPM, nhà quản trị chiến lược lấy làm căn cứ lựa chọn chiến lược có điểm số cao nhất.

Khái quát lại, từng giai đoạn trong quá trình xây dựng chiến lược của doanh nghiệp sẽ áp dụng những công cụ riêng biệt khá nhau. Cụ thể trong giai đoạn đầu ma trận EFE, hình ảnh cạnh tranh và IFE được sử dụng; trong giai đoạn kết hợp, các công cụ ma trận SWOT, SPACE, BCG, IE và chiến lược lớn được sử dụng để xác định các chiến lược tiềm năng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối cùng, ma trận QSPM là công cụ duy nhất giúp nhà hoạch định thực hiện yêu cầu ở giai đoạn này.

Điểm tích cực của QSPM là một nhóm các chiến lược có thể được xem xét một cách liên tục và đồng thời. Không có sự hạn chế số lượng các chiến lược được đánh giá hay số lượng của các nhóm chiến lược có thể được xem xét đồng thời khi sử dụng QSPM. Đồng thời, QSPM đòi hỏi các nhà chiến lược phải liên kết các nhân tố bên trong và bên ngoài thích hợp vào quá trình quyết định; phát triển QSPM sẽ làm giảm khả năng các nhân tố quan trọng bị bỏ qua hay bị đánh giá không thích hợp. QSPM thu hút các mối quan hệ quan trọng có ảnh hưởng tới các quyết định chiến lược.

Ma trận QSPM là kết quả sau khi các nhà hoạch định thảo luận, trao đổi. Tính hấp dẫn của các chiến lược khác nhau được xác định qua ma trận QSPM dựa trên việc tận dụng hay cải thiện các yếu tố thành công cơ bản của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Quyết định phù hợp nhất được đưa ra dựa trên việc đánh giá các mối quan hệ quan trọng ảnh hưởng đến quyết định thông qua ma trận QSPM. Ứng dụng của ma trận QSPM tương đối rộng với cả doanh nghiệp có quy mô nhỏ và cả những doanh nghiệp đa quốc gia.

2. Phương pháp xây dựng

Ma trận QSPM được xây dựng theo 6 bước như sau:

  • Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ đe dọa và điểm mạnh/ yếu cơ bản vào cột bên trái của ma trận QSPM. Ma trận nên bao gồm khoảng 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp;
  • Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi yếu tố thành công cơ bản bên trong và bên ngoài (có thể lấy trực tiếp từ các mô thức EFE và IFE);
  • Bước 3: Liệt kê các loại chiến lược mà doanh nghiệp dự kiến sẽ theo đuôi;
  • Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn cho mỗi yếu tố ứng với mỗi chiến lược;
  • Bước 5: Tính điểm tổng cộng của tổng điểm hấp dẫn đối với mỗi loại chiến lược.

Xem thêm các ví dụ phân tích thực tế ma trận QSPM tại đây.

Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 186 – 191.