Phân tích nhóm chiến lược ngành kinh doanh phần mềm bán hàng tại Việt Nam

Áp dụng lý thuyết nhóm chiến lược phân tích ngành kinh doanh phần mềm bán hàng tại Việt Nam để hiểu chi tiết về nội dung và phương pháp phân tích mô hình nhóm chiến lược.

Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ nghiên cứu thị trường, hai yếu tố thành công quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong ngành này là giá thành (điểm – 90 triệu VND; trung bình – 10 triệu; thấp – 1 triệu) và loại sản phẩm (điểm 0 là chuẩn hóa không thay đổi; 0,5 – tùy trường hợp có thể thay đổi chức năng, giao diện, kịch bản sử dụng theo ý khách; 1 – thay đổi chức năng, giao diện, kịch bản sử dụng theo yêu cầu khách hàng).

Các kết quả nghiên cứu và phân tích thị trường cho kết quả như bảng dưới dây:

Các doanh nghiệp chính trong ngành phần mềm bán hàng Việt Nam

Các doanh nghiệp chính trong ngành phần mềm bán hàng Việt Nam

Nguồn: Điều tra thị trường 2014 của HKT Consultant

Bốn nhóm chiến lược chính được xác định như hình dưới:

Nhóm chiến lược ngành phần mềm bán hàng Việt Nam

Nhóm chiến lược ngành phần mềm bán hàng Việt Nam

Nguồn: Điều tra thị trường 2014 của HKT Consultant

  • Nhóm thứ nhất theo xu hướng giá cả thấp, dưới mức trung bình bao gồm các doanh nghiệp phần mềm nhỏ lẻ, tự phát. Các doanh nghiệp này tuy dùng giá để cạnh tranh nhưng luôn có xu hướng muốn tăng giá sản phẩm để ít nhất đạt mức giá trung bình.
  • Nhóm thứ ail à các doanh nghiệp Open way, Phương Nam, ACMAM, APR, ATO có giá bán ở mức trung bình, cung cấp các loại sản phẩm chuẩn. Cạnh tranh trong nhóm khiến cho APR có nhu cầu giảm giá sản phẩm trong khi ACMAM có xu hướng chuyển dần sang nhóm chiến lược ba với các sản phẩm theo yêu cầu; ATO có xu hướng tăng giá và chuyển sang các sản phẩm theo yêu cầu để tăng quy mô bán cũng như hướng đến nhóm chiến lược thứ tư. Open way và Phương Nam có xu hướng đứng yên để chiễm lĩnh thị phần.
  • Nhóm thứ ba gồm HKT Soft, HOSCO RES, Tin học trẻ và OOS SRM nằm trong phân khúc sản phẩm theo yêu cầu có giá trung bình. HKT Soft nhờ các nguồn lực sẵn có, đảm bảo được thị phần khi tăng giá sản phẩm nên có xu hướng gia nhập vào thị trường sản phẩm giá cao của IPOS và R.KEEPER. Tin học trẻ không có đủ khả năng cạnh tranh trong thị phần phần mềm theo yêu cầu nên có xu hướng đẩy sản phẩm về chuẩn.
  • Nhóm thứ tư gồm IPOS và R.KEEPER chiếm lĩnh ở thị trường sản phẩm cao cấp bao gồm cả chuẩn và theo yêu cầu. IPOS nhận thấy cần có những chuyên biệt riêng về sản phẩm nên có xu hướng chuyển sang dòng sản phẩm theo yêu cầu giá hợp lý để còn lại R.KEEPER chuyên doanh mảng này.

Tài liệu tham khảo

Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 49 – 53.