Chiến lược cấp chức năng trong doanh nghiệp

1. Định nghĩa và bản chất

Chiến lược cấp chức năng liên quan đến các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp (bộ phận nghiên cứu & phát triển, tài chính, sản xuất, marketing…) được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và chiến lược kinh doanh các SBU trong doanh nghiệp. Các chiến lược này do các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh xây dựng, là tập hợp các chương trình hành động khả thi để thực hiện từng phần của chiến lược kinh doanh của đơn vị. Hoạch định chiến lược chức năng nhằm xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng khu vực chức năng (marketing, tài chính, sản xuất, nghiên cứu phát triển…), xác định bản chất và chuỗi hành động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Chiến lược cấp chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hoạt động ngắn hạn được các đơn vị chức năng sử dụng nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Chiến lược cấp này giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chức năng gồm (a) đáp ứng vai trò của lĩnh vực chức năng với môi trường tác nghiệp và (b) phối hợp chức năng với các chính sách khác nhau của doanh nghiệp.

2. Các loại hình chiến lược

Các loại hình cơ bản gắn với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, gồm:

  • Chiến lược sản xuất tác nghiệp
  • Chiến lược Marketing
  • Chiến lược quản lý nguyên vật liệu
  • Chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D)
  • Chiến lược tài chính
  • Chiến lược nguồn nhân lực

Mỗi chức năng này đều được phát triển thành những chuyên ngành quản trị riêng với các lý luận, mô hình phân tích và triển khai chuyên ngành riêng biệt của mó.

Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 11.