Áp dụng lý thuyết mô hình PEST vào phân tích môi trường ngành phần mềm Việt Nam hiện nay với các thông tin vĩ mô thu thập được. Các yếu tố quan trọng của môi trường vĩ mô tác động đến ngành phần mềm được tóm tắt trong mô hình PEST dưới đây:
Phân tích PEST ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam
- Môi trường chính trị: môi trường chính trị ổn định, có nhiều chính sách ưu đãi về tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phần mềm phát triển (miễn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, luật bảo vệ sở hữu trí tuệ còn nhiều lỗ hổng nên việc vi phạm còn xảy ra thường xuyên. Hơn nữa, mặt bằng lương tối thiểu ngành thấp hơn so với khu vực nên các lao động được đào tạo bài bản có xu hướng làm cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc di chuyển sang các khu vực khác nên tìm kiếm mức lương cao hơn, làm cho lao động chất lượng ngành còn thiếu.
- Môi trường kinh tế: Tăng trưởng kinh tế GDP tương đối cao và ổn định kể cả trong giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2012, nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi từ 2013 thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm công nghiệp phần mềm. Tuy lãi suất, tỉ giá, lạm phát ổn định nhưng thị trường tài chính mỏng, thị trường chứng khoán non nớt làm cho doanh nghiệp khó có thể đầu tư nhiều để mở rộng. Cơ sở hạ tầng CNTT còn yếu, cộng với lương thấp, chất lượng lao động không cao do chảy máu chất xám làm cho ngành phần mềm Việt Nam chủ yếu chỉ phát triển được ở lĩnh vực gia công chứ không tự phát triển.
- Môi trường văn hóa xã hội: Việt Nam là nước có dân số trẻ, tỉ lệ biết đọc, biết viết cao, du nhập và thích nghi nhanh theo văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, do hệ thống giáo dục quá nặng về lý thuyết làm khả năng áp dụng vào thực tiễn kém, các sản phẩm phần mềm do đó mang nặng lý thuyết, ít có tính áp dụng thực tiễn.
- Môi trường công nghệ: Nền tảng về cả cơ sở hạ tầng lẫn nhân lực CNTT còn yếu nhưng đang dần chuyển biến nhanh theo chiều hướng tốt. Vì thế, chất lượng ngành phần mềm cũng kéo theo đó dần nâng cao với tốc độ tăng trưởng cao.
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 36 – 38.
30 Th1 2020
16 Th4 2020
9 Th9 2019
1 Th5 2020
2 Th5 2020
31 Th1 2020