Phân tích môi trường ngành Nestlé theo ma trận BCG II

Áp dụng ma trận BCG II phân tích môi trường ngành của Nestlé, là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa. Nestlé được đánh giá là một trong những tập đoàn tạo ra lợi nhuận lớn nhất thế giới, doanh thu năm 2013 ước tính khoảng 92,16 CHF tương đương 105,54 tỷ USD. Nestlé bán hơn 8.000 nhãn hiệu, từ nước đóng chai cho tới thức ăn dành cho động vật, trong đó có 29 nhãn hiệu có doanh số hơn 1 tỷ USD.

Theo ma trận BCG, Nestlé đã xác định vị thế cạnh tranh của một số nhãn hiệu của mình như sau:

Ma trận BCG II áp dụng phân tích Nestlé

Ma trận BCG II áp dụng phân tích môi trường ngành Nestlé

Nguồn: theo Lochridge (1981)

Nhóm Phân mảnh có thị phần thấp trong thị trường tăng trưởng cao: Mì Magi 2-minute Noodles đòi hỏi đầu tư nhiều để có vị trí trong phân khúc này, tuy nhiên có thể không mang lại lợi nhuận cao nhất cho các nhãn hiệu của Nestlé.

Nhóm Khác biệt hóa bao gồm sản phẩm nhãn hiệu Nước khoáng. Sản phẩm này nằm trong nhóm đang có thị phần cao trong thị trường tăng trưởng cao. Nước khoáng Nestlé có lợi thế từ cách kết hợp xu hướng sống và thị trường mới, tuy nhiên đây là sản phẩm đòi hỏi đầu tư lớn để tạo ra sự khác biệt với các nhãn hiệu của đối thủ trong các thị trường tiềm năng.

Nhóm bế tắc: nhóm này có thị phần thấp trong thị trường tăng trưởng thấp. Nằm trong phân khúc các nhãn hiệu liên quan tới giảm cân, doanh số của các nhãn hiệu Jenny Craig và Lean Cuisine thấp, hoàn toàn thất bại trong việc mở rộng sang thị trường Mỹ. Hai thương hiệu này có thể bị thoái vốn trong tương lai do thị trường đã bão hòa.

Nhóm Số lượng: nhóm này khá quan trọng, nằm trong mảng có thị phần lớn trong thị trường tăng trưởng thấp. Điển hình là sản phẩm Nesquik đòi hỏi vốn đầu tư nhỏ, nhưng lại có doanh thu cao, cho phép tái đầu tư sang các nhóm khác thuộc các hệ thống phân mảnh hay khác biệt hóa.

Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 54 – 59.