Áp dụng ma trận BCG II phân tích môi trường ngành cảng biển Hải Phòng. Kết quả cho thấy:
Có hai loại hình doanh nghiệp sẽ thành công là: (1) các doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa với một thị phần nhỏ và vị thế chiến lược vững mạnh trên cơ sở sự khác biệt được thừa nhận và đánh giá cao bởi khách hàng; và (2) các doanh nghiệp thực hiện chiến lược bán với số lượng lớn, theo đó vị thế chiến lược được xây dựng trên cơ sở quy mô sản xuất kinh doanh, cho phép khai thác lợi thế quy mô và thực hiện chính sách cạnh tranh giá rẻ.
Ma trận BCG II phân tích môi trường ngành cảng biển Hải Phòng
Nguồn: theo Lochridge (1981)
Từ phân tích cạnh tranh trong ngành phần trên, có thể thấy dịch vụ cảng dầu khí đang thuộc hệ khác biệt hóa (Specialization). Cảng đạt lợi thế cạnh tranh nhờ sự khác biệt về chuyên môn trong thị trường dịch vụ cảng dầu khí. Cảng đã đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của mình trên cơ sở khả năng chuyên biệt gắn với việc tìm kiếm và phục vụ thị trường dịch vụ cảng dầu khí chuyên và có khả năng bảo vệ được lợi thế này trong dài hạn, đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững về lĩnh vực này.
Ở chiều hướng khác, lĩnh vực cảng dịch vụ container là hệ số lượng, trong đó cảng thành công là cảng có lợi thế về quy mô, nhưng ít có sự khác biệt. Chỉ tiêu chính đánh giá thành công của các doanh nghiệp trong hệ thống này là thị phần giành được trên thị trường. Cụ thể, theo phân tích hình 1.2 trên đây, cảng Hải Phòng chiếm đến 30,04% thị trường và là Cảng có quy mô lớn tại Hải Phòng. Công cụ cạnh cơ bản và quyết liệt nhất giữa các cảng là chi phí (giá).
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 54 – 59.
31 Th1 2020
30 Th1 2020
1 Th2 2020
2 Th5 2020
1 Th2 2020
1 Th2 2020