Áp dụng phân tích nhóm chiến lược ngành dịch vụ cảng biển Hải Phòng

Áp dụng phân tích nhóm chiến lược được thực hiện trên cơ sở hai yếu tố thành công chính là năng lực khai thác cảng / 1 m cầu cảng (được tinh tổng sản lượng hàng container cả năm của cảng / chiều dài cầu cảng) và thị phần tương đối của các cảng trong ngành dịch vụ cảng container (như cách tính đã trình bày với ma trận BCG và McKinsey). Số liệu chi tiết được trình bày chi tiết ở phụ lực của báo cáo này.

Kết quả phân tích các cảng conaitner khu vực Hải Phòng chỉ rõ 05 nhóm chiến lược như sau:

  • Nhóm A: Cảng Hải Phòng là cảng lâu đời, truyền thống có năng lực khai thác lớn và hiện chiếm lĩnh thị trường khu vực. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vị thế của cảng đang bị lung lay mạnh, thể hiện qua thị phần giảm. Nguyên nhân chính là do bị các cảng đối thủ tấn công gay gắt;
  • Nhóm B: Cảng Đình Vũ: có năng lực khai thác lớn và có xu hướng đi lên tăng cả thị phần và năng lực, nhằm hướng đến nhóm A;
  • Nhóm C: PTSC Đình Vũ, Cảng Green Port, Cảng Hải An là các cảng có mức tăng trưởng mạnh về năng suất và đang nỗ lực mở rộng thị phần, cả hai yếu tố vốn còn nhiều hạn chế của cảng. Cả nhóm đang thể hiện xu hướng đi lên, đặc biệt, Green Port và PTSC Đình Vũ có xu hướng tách nhóm, hướng đến ra nhập Nhóm B;
  • Nhóm D: Cảng Đoạn Xá, Cảng Nam Hải là những cảng lâu đời tại Hải Phòng. Vị thế của nhóm này đang có xu hướng đi xuống giảm, thị phần bị mất dần do năng lực cạnh tranh hạn chế. Cảng Nam Hải Đình Vũ mới bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cảng Container;
  • Nhóm E: Tân Cảng 189, Tân Cảng 128, Cảng Transvina là nhóm cảng nhỏ, khai thác quoanh quẩn trong tập khách hàng giới hạn của mình.

Nhóm chiến lược của các cảng container khu vực Hải Phòng

Áp dụng phân tích nhóm chiến lược của các cảng container khu vực Hải Phòng (2016)

 

Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 49 – 51.