Môi trường bên trong hay môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm tất cả các vấn đề, sự kiện, các xu hướng,… nằm trong ranh giới của doanh nghiệp; chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp và có thể bị thay đổi hoặc sửa đổi bởi doanh nghiệp. Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo, văn hóa …. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của doanh nghiệp. Môi trường bên trong hay nội bộ của doanh nghiệp được cấu thành với các thành tố cơ bản sau (Johnson và các cộng sự, 2005):
Các nguồn lực tổ chức bao gồm một số yếu tố như vị trí thích hợp, công nghệ tân tiến, năng lực tương xứng, mạng lưới phân phối hiệu quả, các nguồn cung cấp đáng tin cậy và chi phí hợp lý, vv… giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra. Các yếu tố còn lại như nguồn vốn, đất đai, thiết bị, nhà máy, quy trình công nghệ cấu trúc, vv… cần được kết hợp một cách hợp lý với các thế mạnh của doanh nghiệp để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Các yếu tố
Nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm: ban giám đốc, quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, giám sát viên và nhân viên. Một ban quản trị có tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, kiến thức, kinh nghiệm,… cho phép các doanh nghiệp dễ dàng đạt được thành công trên con đường phát triển. Lực lượng lao động cũng là yếu tố quan trọng của môi trường bên trong doanh nghiệp.
Sứ mệnh của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có mục đích cụ thể khi thành lập. Mặc dù có thể thay đổi theo thời gian, nhưng mục đích là động lực đầu tiên thúc đẩy sự thành lập, tồn tại của doanh nghiệp chính và đồng thời là sứ mệnh của của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp là một tuyên bố về mục đích duy nhất cơ bản làm cho doanh nghiệp đó khác biệt với các doanh nghiệp cùng loại khác và xác định phạm vi của các hoạt động kinh doanh về sản phẩm và thị trường.
Cơ cấu tổ chức bao gồm kết cấu nội bộ các mối quan hệ, quyền lực và thông tin của doanh nghiệp; là bộ khung cơ bản về tổ chức chức vụ, nhóm chức vụ, các mối quan hệ báo cáo và tương tác mà một tổ chức xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu của mình (Bartol và Martin, 1994). Cơ cấu tổ chức cho phép phân bổ trách nhiệm cho các quy trình và chức năng khác nhau đến các đối tượng khác nhau như các chi nhánh, phòng ban, nhóm làm việc và cá nhân.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Văn hóa tạo nên một khung chuẩn mực cho phép các cá nhân tuân thủ và chia sẻ những giá trị chung và quyết định hành vi của họ trong doanh nghiệp; từ đó có thể tác động đáng kể đến hiệu quả tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với “bầu không khí doanh nghiệp” (organizational climate). Thái độ làm việc và tinh thần của người lao động quyết định bầu không khí hàng ngày tích cực hay tiêu cực của môi trường làm việc.
Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp (bằng công cụ chuỗi giá trị và mô thức IFAS) cho phép đánh giá chính xác số lượng và mức độ của các yếu tố môi trường nội bộ của doanh nghiệp; từ đó chỉ rõ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tìm ra yếu tố có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Kết hợp với các thời cơ và de dọa xác định từ phân tích môi trường bên ngoài, nhà quản trị chiến lược có thể xác định được các mục tiêu và định hướng chiến lược trong ngắn và dài hạn của doanh nghiệp.
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 27 – 28.
10 Th9 2019
10 Th9 2019
2 Th5 2020
1 Th2 2020
1 Th2 2020
1 Th2 2020