Mô thức EFAS đánh giá tổng hợp môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Trên cơ sở ma trận SWOT, Wheelen và Hunger (2002) xây dựng công cụ mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố môi trường bên ngoài EFAS (External Factors Analysis Summary) như một công cụ và kỹ thuật phân tích bổ sung cho phân tích chiến lược ma trận SWOT. mô thức EFAS (External Factors Analysis Summary) là mô thức tóm tắt các phân tích nhân tố bên ngoài nhằm đánh giá tổng hợp môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

1. Nội dung phân tích mô thức EFAS đánh giá môi trường bên ngoài

Mô thức EFAS cho phép nhận dạng mức độ tác động của các cơ hội và đe doạ chủ yếu từ môi trường bên ngoài đến DN, từ đó đánh giá khả năng phản ứng của DN đối với các nhân tố môi trường bên ngoài của nó. Trên cơ sở tổng số điểm quan trọng của công ty cho biết mức độ đáp ứng (phản ứng) của công ty đối với các nhân tố bên ngoài như thế nào. Số điểm này sẽ được dựng để so sánh công ty với các đối thủ khác trong cùng ngành kinh doanh.

Cấu trúc mô thức EFAS

Cấu trúc mô thức EFAS

Nguồn: Wheelen và Hunger (2002)

Mô thức EFAS đánh giá tổng hợp môi trường bên ngoài doanh nghiệp và các đối thủ thông qua việc liệt kê một loạt các yếu tố quan trọng phù hợp với từng ngành và cụ thể hóa bằng điểm đánh giá. Mô thức hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc phân loại các đối thủ cũng như xác định năng lực của doanh nghiệp để có những chiến lược phù hợp.

Tuy nhiên, mô hình có một số hạn chế. Thứ nhất, các tiêu chí và mức độ quan trọng thường do chủ quan nhà quản lý quyết định. Vì thế dễ xảy ra trường hợp thông tin không hoàn hảo làm sai lệch đánh giá các chỉ tiêu, từ đó đánh giá sai đối thủ. Ngoài ra các chỉ tiêu bên ngoài rất dễ thay đổi nên việc cập nhật liên tục các thông tin đánh giá đối thủ là khá khó khăn.

2. Phương pháp xây dựng và áp dụng thực tế mô thức EFAS

Các bước xây dựng mô thức này gồm:

  • Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 yếu tố (cơ hội & đe doạ) có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi yếu tố dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) đến vị thế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Tổng độ quan trọng của tất cả các yếu tố này phải bằng 100%.

Để xác định tầm quan trọng của từng yếu tố, cần thực hiện và tính toán như sau: trước tiên xếp thành danh sách các yếu tố có vị trí từ cao đến thấp tương ứng với mức độ quan trọng của chúng. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố (%) được tính theo công thức sau:

Với i:               vị trí xếp hạng của yếu tố hay yếu tố có vị trí xếp hạng thứ i;

                        n: tổng số yếu tố.

  • Bước 3: Đánh giá ảnh hưởng của mỗi yếu tố trên thang điểm từ 6 (cao nhất) đến 1 (thấp nhất) đến thành công của doanh nghiệp căn cứ vào định hướng chiến lược hiện tại của doanh nghiệp với các yếu tố này. Như vậy sự xếp loại này là riêng biệt của từng doanh nghiệp, trong khi đó sự xếp loại độ quan trọng ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành.
  • Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại để xác định số điểm quan trọng của từng yếu tố.
  • Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của tất cả các yếu tố bên ngoài để xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 1 – 2 là mức kém; 3 – 4 là mức trung bình; và 5 – 6 là mức tốt.

Xem thêm các ví dụ áp dụng phân tích doanh nghiệp thực tế tại đây.

Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 59 – 61.