Chu kỳ siêu cạnh tranh giá – chất lượng theo mô hình bậc thang được minh họa bởi ví dụ thực tế cạnh tranh trong ngành tã trẻ em. Trước đây, chất lượng tã trẻ em tương đối thấp và trên thị trường không có nhãn hiệu tã trẻ em, và cũng không có loại tã hai mảnh.
Vào năm 1961, P&G đã tạo lập thị trường tã trẻ em với loại tã Pampers. Bảy năm sau, KC bắt đầu thâm nhập vào thị trường với dòng sản phẩm Kimbies và đã chiếm được 20% thị trường nhờ những mẫu mã hiện đại, tiện ích. Sau thành công, KC đã ngủ quên trên chiến thắng của mình và để P&G bắt kịp chất lượng Kimbies. Doanh số tiêu thụ của Kimbies tụt dốc nhanh chóng. Tuy nhiên, năm 1978 đã đánh dấu mốc son chói lọi cho trở lại của KC trên thị trường tã trẻ em với sản phẩm Huggies. Sau khi ra đời, Huggies đã nhanh chóng khẳng định được vị thể dẫn đầu thị trường về cả giá thành và chất lượng của mình. Năm 1980, P&G tung ra Luvs. Năm 1989, P&G lại tiếp tục giới thiệu tã Luvs Boys & Girls và sản phẩm này đã vượt qua Huggies Supertrim để trở dòng sản phẩm số một trên thị trường. Cuộc chiến liên tục cải tiến sản phẩm giữa hai đối thủ chính đã hạn chế sự thâm nhập của các doanh nghiệp mới, hiện bị bỏ quá xa về công nghệ.
Hình 2: Chu kỳ siêu cạnh tranh giá – chất lượng mặt hàng tã trẻ em giữa P&G và KC
Nguồn: Sưu tầm
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 194 – 194.
10 Th9 2019
10 Th9 2019
29 Th1 2020
10 Th9 2019
28 Th1 2020
16 Th8 2019