Ví dụ điển hình minh họa siêu cạnh tranh là cuộc chiến giữa hai kình địch Coca-Cola hay Coke và Pepsi cung cấp đồ uống giải khát có gas. Coke được thành lập năm 1886; Pepsi thành lập năm 1893. Năm 1933, Pepsi đối diện với nguy cơ phá sản và quyết định hạ giá bán xuống 5 xu USD; nhờ đó chiếm lĩnh được thị phần. Pepsi giữ lợi thế về giá trong nhữn năm 60 và 70, khi đóng chai ít hơn 20% so với Coke. Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng, Pepsi không thể cung cấp số lượng cao với cùng một mức giá, và quyết định tăng giá như mức của Coke; và tạo ra cuộc chiến quảng cáo giữa 2 đối thủ trong thời kỳ này. Với lợi thế về chất lượng, tiềm lực tài chính và chi phí, Coke triển khai cuộc chiến về giá tại một số thị trường yếu thế của Pepsi trong năm 70. Để đáp trả lại động thái của Coke, Pepsi trả lời bằng chiến lược giảm giá, và đến cuối những năm 1980, Pepsi đã thực hiện giảm giá tại 50% cửa hàng của mình.
Về cơ bản, CocaCola thống trị về quy mô nước giải khát có gas, nhưng Pepsico đã mở rộng lĩnh vực sang công nghiệp nhà hàng. Mặc dù Coke có thị phần lớn hơn trong thị trường nước giải khát toàn cầu nhưng hai tập đoàn đã bình đẳng về quy mô. Do yêu cầu phát triển của các nhà hàng ăn nhanh, đòi hỏi lượng tiền mặt lớn hơn, Pepsico đã phải điều chỉnh lại chiến lược của mình một lần nữa; và bán hoạt động của các nhà hàng để có thể tái cơ cấu lại tài sản và tiếp tục leo thang cuộc chiến nước uống có gas trên phạm vi toàn cầu cạnh tranh với Coke.
Để phá vỡ vòng xoáy giá, Coke đã tung ra sản phẩm New Coke nhằm giữ chân khách hàng và thu hút khách của Pepsi. Tuy nhiên, chiến lược này của Coke lại gặp thất bại. Coke vẫn tiếp tục định hướng thâm nhập các thị trường ngách các sản phẩm mới.
Hình 1: Chiến tranh giá giữa Coke và Pepsi trên thị trường đồ uống giải khát có gas
Nguồn: Sưu tầm
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 194 – 194.
10 Th9 2019
10 Th9 2019
28 Th1 2020
10 Th5 2020
10 Th9 2019
13 Th3 2020