Chiến lược đa dạng hóa thị trường quốc tế

Khi quyết định phát triển theo hướng đa dạng hóa quốc tế, doanh nghiệp phải đối mặt với hai vấn đề. Thứ nhất là bài toán lưỡng nan toàn cầu – địa phương và mức độ tiêu chuẩn hóa sản phẩm dịch vụ cần được điều chỉnh giữa các quốc gia để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Thứ hai là vấn đề liên quan đến phạm vi, doanh nghiệp nên tập trung của tài sản và năng lực sản xuất của mình ở một số địa điểm hay dàn trải trên toàn cầu. Mức độ tập trung năng lực sản xuất và tài sản phụ thuộc vào mục tiêu khai thác tính kinh tế theo quy mô thông qua khai thác các lợi thế tại địa phương và tiếp cận, khai thác lợi thế từ các nước khác. Ví dụ: Sự thành công của McDonald trên đại lộ Champs Elysées ở Paris và sự thành công của Pepsi, Cocacola trên toàn thế giới là bằng chứng của sự hội tụ toàn cầu về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Điều này có được là do cung cấp các sản phẩm được tiêu chuẩn quốc tế hóa và nhấn mạnh vào cạnh tranh về mặt chi phí trên cơ sở toàn cầu.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu phát triển theo các thức riêng của mình để một mặt cân bằng giữa việc thích nghi và tiêu chuẩn quốc tế hóa sản phẩm, mặt khác khai thác các cơ hội về lợi thế của từng địa phương và tính kinh tế theo quy mô. Sự khác biệt giữa các quốc gia tương đối đáng kể và doanh nghiệp thường cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng để thích nghi với từng thị trường. Ví dụ, Nokia xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di dộng tại Việt Nam với mục tiêu khai thác tiềm năng về lao động tại đây cũng như hướng vào thị trường tiêu thụ nội địa. Đặc điểm của các dòng sản phẩm mà Nokia hướng vào thị trường là tính bền, rẻ, chức năng đa dạng hóa theo từng loại sản phẩm, đây là những tiêu chuẩn rất phù hợp với khả năng và sở thích tiêu dùng của người dân Việt Nam.

Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp quyết định theo đuổi chiến lược quốc tế hóa. Nhóm thứ nhất liên quan đến thị trường, vì: xu thế toàn cầu hóa thị trường và cạnh tranh, theo chân khách hàng ra quốc tế, vượt khỏi thị trường sân nhà đã bão hòa, khai thác sự khác biệt giữa các nước và các vùng (về văn hóa, hành chính, địa lý, các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là công nghệ). Nhóm lý do thứ hai nhằm khai thác lợi thế năng lực và nguồn lực chiến lược, gồm: lợi thế toàn cầu hóa, khai thác các lợi thế nguồn lực của mình, khai thác các nguồn lực lợi thế tại thị trường quốc tế, củng cố vị thế với quyền lực thị trường. Nhóm lý do thứ ba liên quan đến lợi ích kinh tế, như phát triển loại thế quy mô, giảm rủi ro, bù trừ lợi nhuận giữa các thị trường.

Tiếp theo doanh nghiệp cần quyết định loại hình đầu tư ra nước ngoài (market entry). Tất cả các mô hình phân tích môi trường bên ngoài cho phép nhà quản trị chiến lược hiểu rõ thị trường để làm căn cứ lựa chọn kết hợp với những ưu nhược điểm của các loại hình đầu tư ra nước ngoài như trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1: Ưu nhược điểm các loại hình đầu tư ra nước ngoài

Xem thêm các ví dụ về chiến lược đa dạng hóa tại đây.

Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 90 – 96.