Đa dạng hóa không liên quan (Unrelated diversification) là chiến lược doanh nghiệp phát triển sản phẩm, thị trường vượt quá năng lực và hệ thống giá trị của mình. Chiến lược này thường gọi là chiến lược xây dựng tập đoàn (conglomerate strategy), vì không tồn tại hiệu quả kinh tế quy mô (economics of scale) cũng như kinh tế đa dạng hóa (economics of scope) giữa các ngành kinh doanh; nhưng lại phát sinh nhiều loại chi phí, ví dụ quản lý điều hành, hành chính tại trụ sở, quan hệ và ra quyết định giữa trụ sở và các đơn vị thành viên, nguồn lực rải rác. Và đây chính là nhược điểm chính của mô hình tập đoàn, được gọi là hiệu ứng “giảm giá trị tập đoàn” (conglomerate discount), khi giá trị doanh nghiệp trong tổng thể tập đoàn thấp hơn giá trị các đơn vị riêng lẻ nếu chúng hoạt động độc lập (Johnson và các cộng sự, 2005). Lợi thế lớn nhất và cũng quan trọng nhất của chiến lược này là phân tán rủi ro kinh doanh khi doanh nghiệp không phu thuộc vào chỉ một lĩnh vực và các lĩnh vực lại hoàn toàn khác nhau và độc lập.
Một số doanh nghiệp lựa chọn đa dạng hóa không liên quan khi nguồn lực hay khả năng đặc biệt hiện có không thể áp dụng trong các ngành công nghiệp khác ngoài lĩnh vực chính của doanh nghiệp. Ví dụ American Can là công ty nhiều ngành đĩa hát, thời trang, khai hoang đất, đồ nhựa và đóng hộp. Tập đoàn Kierhoff gồm nhiều loại hình kinh doanh, bao gồm động cơ ô tô mang nhãn nhiệu hãng, và cũng chuyển sang sản xuất máy xén cỏ, máy sấy, các bộ phận hệ thống ống nước… Một số khác thực hiện đa dạng hóa sản phẩm theo biến động thị trường, ví dụ Microsoft đầu tư phát triển trò chơi XBox khi nhận thấy tiềm năng của thị trường trò chơi thông minh trong tương lai.
Xem thêm các ví dụ về chiến lược đa dạng hóa tại đây.
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 90 – 96.
1 Th2 2020
15 Th7 2020
15 Th7 2020
2 Th5 2020
10 Th9 2019
15 Th7 2020