Chiến lược tập trung khác biệt hóa của doanh nghiệp chú trọng vào việc phục vụ một đoạn thị trường cụ thể, đoạn đó có thể được xác định theo tiêu thức địa lý, loại khách hàng, hoặc một nhánh của dòng sản phẩm. Một khi đã chọn đoạn thị trường, doanh nghiệp có thể theo đuổi chiến lược tập trung thông qua khác biệt hóa sản phẩm, về bản chất, doanh nghiệp tập trung là một nhà khác biệt hóa sản phẩm. Các doanh nghiệp theo chiến lược này luôn chú trọng tới việc tạo ra một sản phẩm khác biệt với những sản phẩm khác trên thị trường nhằm chiếm lĩnh thị trường nhờ sự khác biệt và độc quyền của mình. Ví dụ Iphone của Apple là một sản phẩm mà doanh nghiệp đã theo đuổi chiến lược trọng tâm hóa khác biệt hóa. Doanh nghiệp luôn phục vụ một phân đoạn thị trường điện thoại cao cấp và tạo ra những khác biệt về công nghệ trên sản phẩm của mình nhằm tạo ra thương hiệu cũng như chiếm lĩnh thị trường người dùng. Iphone có đặc trưng bơt hệ điều hành IOS đã tạo lên sự khác biệt cho sản phẩm so với phần còn lại của thế giới Smart phone. Chính vì điều này nên thương hiệu Iphone luôn được người dùng mong chờ sản phẩm mới vì chỉ có hãng là doanh nghiệp duy nhất đưa ra thị trường một sản phẩm chạy hệ điều hành IOS khác biệt với nhiều hãng điện thoại androi khác.
Ưu điểm của chiến lược tập trung hóa khác biệt hóa là doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu và thỏa mãn một nhóm nhất định nhu cầu thị trường và do tập trung vào một nhóm nhỏ nên doanh nghiệp có khả năng nắm bắt sự thay đổi nhu cầu và thay đổi nhanh chóng hơn để đáp ứng với sự thay đổi nhu cầu đó.
Các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trọng tâm hóa bắt nguồn từ nguồn gốc khả năng riêng biệt của nó – hiệu quả, chất lượng, đổi mới, hoặc tính thích nghi với khách hàng. Nó được bảo vệ trước các đối thủ cạnh tranh ở chừng mực mà nó có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà các đối thủ không thể thực hiện được. Khả năng này cũng tạo cho người tập trung một sức mạnh đối với người mua vì họ không thể có được sản phẩm tương tự ở một nơi nào đó khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại có những bất lợi khi đàm phán với nhà cung cấp do khối lượng và tần suất mua hàng nhỏ; chi phí sản xuất thường cao hơn mức trung bình ngành do quy mô sản xuất nhỏ; sự biến mất của nhu cầu do sự thay đổi công nghệ hay thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng.
Xem thêm các chiến lược khác & các ví dụ khác tại đây.
Tài liệu tham khảo
Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 102 – 103.
10 Th9 2019
10 Th9 2019
10 Th9 2019
10 Th9 2019
10 Th9 2019
31 Th1 2020